Truyền thuyết về loài hoa trứ danh
Chuyện kể rằng, ngày xưa chàng trai Boy Capel đã dâng tặng người con gái mình thương một bông hoa trà trinh nguyên rực rỡ. Nàng khi đó đã trót phải lòng những cánh hoa trắng muốt đầy đặn quyến rũ, lặng lẽ xếp chồng lên nhau đều tăm tắp. Để rồi từ dạo ấy, trong những thiết kế diệu kỳ do chính đôi tay nàng làm ra, hoa trà luôn luôn hiện hữu.
Có chăng vì tình yêu nàng dành cho Boy Capel quá lớn, mà cả cuộc đời mình nàng luôn cài hoa trà lên áo và biến nó thành biểu tượng của riêng nhà Chanel? Hay còn có những nguyên do sâu xa khác mà chúng ta chưa thấu rõ? Câu trả lời đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn.
Nàng đã lơ đãng cài một bông hoa tươi tắn trên thắt lưng, vô tình biến phục trang lúc bấy giờ nàng đang diện là một chiếc áo kiểu thủy thủ có túi to và một chiếc váy dài trở nên thật duyên dáng và kiều diễm. Tại căn hộ tọa lạc trên đường Rue Cambon ở thủ đô Paris, dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bông hoa khoe sắc trên bức bình phong Trung Hoa cổ ngay lối vào, rồi trải dài đến phòng khách, lên cả đèn chùm và bình hoa pha lê để trang trí. Năm 1925, trong chuyến đến Nantes thăm “Établissements Guichard Soeurs”, một vườn ươm chuyên trồng hoa trà, Mademoiselle Chanel đã ngã lòng trước sự đơn giản mà tinh tế, yêu kiều mà rực rỡ của Camellia Japonica. Nguồn cảm hứng và ý tưởng về những chiếc khuyết áo hình hoa trà camellia trứ danh cũng từ đó mà hình thành.
Quốc hoa miền Viễn Đông
Năm 1712, bác sĩ đồng thời là nhà thám hiểm Engelbert Kaempfer từ nước Đức đã phát hiện ra loài hoa này trong chuyến thám hiểm của mình đến châu Á. 23 năm sau, sau khi thực hiện những nghiên cứu đáng ghi nhận về loài hoa này, nhà thực vật học Thụy Điển Carl Linnaeus đã đặt cho nó cái tên Camellia, dựa vào tên của nhà truyền giáo Georg Joseph Kamel hay còn gọi “Camellus”. Hoa trà, tên khoa học là Camellia Japonica, vốn đã gắn liền với đất nước Nhật Bản và Trung Hoa từ thế kỷ thứ 7. Mãi đến 11 thế kỷ sau, dân châu Âu mới nghe đến loài hoa đẹp rực rỡ như một thiếu nữ tuổi trăng rằm để rồi đem lòng say mê như điếu đổ.
Người Nhật Bản xem hoa trà như biểu tượng của sự trường tồn vĩnh cửu, vẻ đẹp hoàn hảo và sự hạnh phúc, nên đã đặt cho nó cái tên “Tsubaki”. Còn ở Trung Quốc, họ gọi loài hoa tinh khiết này bằng cái tên “Schănchá”, biểu hiện cho sự hào phóng, rộng rãi.
Sự sáng tạo vô tận của nhà thiết kế Gabrielle Chanel
Ngay từ những bộ sưu tập đầu tiên ra mắt vào năm 1920, Gabrielle Chanel đã biến camellia thành biểu tượng của riêng mình, thể hiện sự định hình rõ nét trong phong cách. Không đơn thuần chỉ là một món phụ kiện vô tri vô giác, với đầu óc sáng tạo thiên tài và bàn tay khéo léo, Mademoiselle Chanel đã biến hóa, thay đổi, nâng tầm hoa trà để nó trường tồn mãi mãi về sau. Nàng cách điệu chúng để cài lên tóc, đeo như một chiếc vòng tay, điểm xuyết lên cổ áo hay thậm chí làm điểm nhấn cho đường cong của vòng hông.
Đến năm 1938, dưới sự ưu ái của Coco Chanel, hoa trà camellia chính thức trở thành loài hoa được diện như một món trang sức. Dù xuất hiện lộng lẫy hay e ấp, camellia luôn luôn là biểu tượng, là sự liên kết với Chanel, là một phần của bảng chữ cái sáng tạo. Trong suốt những kỷ nguyên vàng son ở nhà Chanel, camellia xuất hiện dưới nhiều kích cỡ, hình dáng, chất liệu dù đối với Mademoiselle Chanel, nàng chỉ trung thành với mỗi bông hoa trắng tinh khôi, thanh khiết bằng chất liệu vải. Từng mùa mốt lần lượt diễn ra, hoa trà vẫn luôn tiếp tục viết lên câu chuyện về cuộc đời mình bằng nhiều diện mạo khác nhau, có khi chẳng cái nào giống cái nào nhưng luôn được công chúng ca ngợi và đón nhận.
Đến với nhà thiết kế Elise, hoa trà mang một vẻ đẹp lãng mạn, cao quý
Tiếp nối sự thành công cùng biểu tượng hoa trà tới từ nhà thiết kế Gabrielle Chanel, cùng với cảm hứng từ những bông hoa trà tinh khiết, các nhà thiết kế của Elise đã liên tục cho ra những thiết kế mang tới sự tinh tế, mỏng manh,những tone màu chủ đạo như trắng, hồng, đỏ và các form dáng linh hoạt giúp các quý cô của Elise dễ dàng chuyển động nhưng vẫn không kém phần thanh lịch. Elise chú trọng những thiết kế tiện lợi, mang lại sự thoải mái cho khách hàng. Những chiếc váy xòe dập ly từ năm này qua năm khác nhưng không bao giờ là cũ bởi những họa tiết luôn luôn mới mẻ. Với kết cấu đặc biệt giúp khách hàng dễ dàng tăng giảm size, bởi những thiết kế đều được tạo thêm lớp vải dư giúp khách hàng có không gian khi muốn tăng giảm kích thước – Đó
cũng chính là những yếu tố được các nhà thiết kế của Elise đặt lên hàng đầu.